Bà lang thôn quê với biệt tài chữa lành xương, khớp từ thảo dược

00:00 12/10/2020

Kế thừa và phát huy bài thuốc bí truyền của dòng họ, bà lang Nguyễn Thị Mai ở thôn Tiền Đình, xã Quế Nham (Tân Yên- Bắc Giang) đã cứu chữa thành công cho nhiều trường hợp mắc các triệu chứng liên quan tới xương, khớp như vôi hóa, thoái hóa, tê bì chân tay... Song bà vẫn bảo, nghề này không giàu được mà chỉ giúp đời, giúp người. ba-lang

Bà lang Mai giới thiệu một số loại cây thuốc chữa bệnh xương, khớp Bà Mai cho biết: “Tôi theo nghiệp này đã gần 20 năm. Tôi luôn tâm niệm chữa bệnh cốt để cứu chữa cho người nghèo, thanh lọc tâm hồn chứ không vì mục đích quảng cáo hay giới thiệu. Khả năng chữa bệnh của tôi chưa thấm thoát vào đâu so với các bậc tiền bối, vậy sao dám làm phiền tới ngòi bút của nhà báo chứ?". Câu nói mang nặng sự khiếm nhã của bà khiến chúng tôi càng thêm khâm phục. Sau một hồi lâu trò chuyện, bà càng cởi mở hơn trong việc trả lời những câu hỏi phỏng vấn do chúng tôi đưa ra. Tuy nhiên, cuộc phỏng vấn của chúng tôi liên tục bị đứt quãng do bà phải tiếp nhiều cuộc điện thoại của các bệnh nhân gọi đến. Bà bảo, từ ngày dấn thân vào nghề thuốc gia truyền, bà đã chữa cho hàng nghìn bệnh nhân khỏi bệnh liên quan tới xương khớp. Chữa bệnh không màng tới danh lợi   Tình yêu với công việc tiếp quản nghề thuốc đã giúp bà chữa được những ca tưởng chừng khó qua khỏi. Tiếng lành đồn xa, bệnh nhân từ khắp nơi như Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên... cho đến Sài Gòn cũng lặn lội tìm về nhờ bà chữa trị. Gần 20 năm làm nghề thuốc bà chưa từng từ chối bất kỳ trường hợp nào. Điều đáng nói là :“Một chai thuốc nước cô đặc của bà lang Mai chỉ có giá vài cân thóc nhưng có thể chữa bệnh một cách tài tình. Thậm chí tôi còn biết bà không nhận tiền của những người bệnh có hoàn cảnh khó khăn”, chị Nguyễn Thị Chiên ( TP Bắc Giang) đưa con trai tới khám khẳng định thêm. Để hiểu hơn về nghề thuốc gia truyền của gia đình bà, bà cho hay:" Bài thuốc của tôi chủ yếu là dạng thuốc nước cô đặc từ thảo dược. Những cây thuốc này tôi không bao giờ lấy khô, chỉ mua hoặc lấy tươi. Tùy theo kinh nghiệm của bản thân và sự khác nhau trong cơ thể của mỗi người mà sử dụng dạng thuốc nào cho phù hợp". Tôi thắc mắc về thành phần vị thuốc, bà Mai cho biết, bài thuốc của bà có ba vị thuốc nam chính đó là cây trinh nữ, cây đơn kim, cây cỏ xước và một số loại cây thuốc trong dân gian khác như cúc tần, cam thảo dây… Tuy nhiên, theo bà Mai, những vị thuốc trên bây giờ rất khó kiếm, bà phải vượt núi băng rừng mới kiếm được vì chúng mọc rất ít. Thêm nữa, giờ có nhiều người đi lấy thuốc nên thuốc cũng dần khan hiếm hơn. Vì thế, bà đã thuê hàng mẫu đất ở Yên Thế, chặt bỏ vải thiều để trồng thuốc. Cứ mỗi lần đến vụ là bà lại thuê xe lên chở về, tự tay sơ chế. Mùa nắng thì phơi lá thuốc tới khô đem đóng bao cẩn thận, còn mùa mưa phơi rồi cho vào lò sấy. Theo bà Mai, các bệnh liên quan tới xương khớp thường diễn biến theo từng đợt. Thời gian đầu bệnh thường chưa có biểu hiện rõ, sau một thời gian ủ bệnh từ 6 tháng- 1 năm, người bệnh sẽ cảm thấy đau buốt ở các khớp xương, đặc biệt khi vận động mạnh. Không chỉ bị đau, sưng tấy ở các khớp xương mà người bệnh còn bị viêm nhiều khớp khác nhau trên cơ thể. Nếu nắn xung quanh các khớp xương sẽ phát ra tiếng kêu răng rắc, nguy cơ dễ bị biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp thậm chí bị liệt hoàn toàn. Nguyên nhân dẫn đến bệnh đau khớp là do lớp sụn ở khớp xương thiếu chất nhờn dẫn đến thoái hóa. Tình trạng này phổ biến ở người cao tuổi. Bằng việc kiên trì uống thuốc của bà Mai, vết thương của ông Nguyễn Văn Vượng (Vụ Bản- Nam Định) mau chóng lành lặn. Ông Vượng kể: " Do tuổi cao nên tôi bị thoái hóa khớp gối đứng lên ngồi xuống khó khăn, nhất là lúc lên xuống thang gác hoặc đang ngồi xổm đứng lên, có khi đau quá bị khuỵu xuống đột ngột. Đôi khi có những cơn đau cấp tính khiến tôi cảm thấy nhói buốt, đau cả sang những vùng khác như vai, thần kinh toạ, đau hông và đùi đến mức không thể đi lại được. Sau khi xạ trị kéo dài kết hợp với uống thuốc tây nhưng bệnh tình vẫn không hề thuyên giảm. May mắn có người mách nước tới bà lang Mai, kỳ diệu sao sau mấy phút nhờ bà Mai đắp thuốc triệu chứng đau lưng đã giảm trông thấy. Trong 10 ngày với 5 chai thuốc, vết thương của tôi đã bình phục, tôi lại có thể đi làm bình thường". Đặc biệt trong cuộc đời hành nghề Đông y của bà lang Mai phải kể đến bệnh nhân Nguyễn Văn Lượng ở Song Mai (TP Bắc Giang). Chị Vũ Thị Hiên, hàng xóm nhà bà Mai cho biết: "Là hàng xóm với bà Mai, tôi đã chứng kiến hàng trăm người nghèo được bà chữa khỏi bệnh và được miễn phí. Trong đó, tôi ấn tượng nhất với trường hợp của anh Lượng, một người có cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, không may bị thoái hóa cột sống,  đĩa đệm chèn giữa các xương bị giòn và nứt nẻ  do sự thoái hóa kéo dài gây thoát vị đĩa đệm. Nằm liệt giường, liệt chiếu tại gia đình bà Mai nhiều tháng, do không có ai chăm sóc nên ngoài việc cơm bưng nước rót bà còn điều trị miễn phí cho anh ấy". "Giải mã" bài thuốc dân gian bí truyền lam-thuoc

Sơ chế thuốc

Bà lang Mai cho biết:"Trong y học cổ truyền, bệnh xương khớp còn được gọi chung là chứng Tý. Vì khí huyết vận hành trong các mạch lạc không thông và dẫn đến tắc, nó sinh ra đau các khớp, dần các khớp sưng nóng, đỏ đau,… Người bệnh nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm làm tổn thương đến các tạng phủ như gan, thận". Nắm giữ những bài thuốc quý do các cụ thân sinh để lại, bà Mai kể cho chúng tôi nghe câu chuyện đầy kỳ bí xoay quanh tục thờ “thần thuốc” của dòng họ mình. Bà bảo không biết tục này có từ bao giờ, bà chỉ biết phải ghi nhớ thật kỹ khâu khấn vái thần dược trước khi ngắt lá thuốc, nếu phạm phải điều này sẽ không còn cơ duyên hái thuốc cứu người nữa. Được biết, "thời điểm vàng" để hái lá thuốc là vào lúc gà gáy canh ba và sau khi mặt trời lặn. Bởi vì thời điểm này cây thuốc đọng nhiều sương nhất nên cho tác dụng mạnh nhất. Nếu trên đường đi gặp người hay có tiếng chó sủa thì phải trở về nhà sau đó đi tiếp. Sau khi tìm thấy cây thuốc nhất thiết phải đọc câu thần chú "Xin thần dược cho con thuốc về chữa bệnh cứu giúp mọi người!". Sau đó, nín thở 3 hơi, bước tiếp 3 bước và hái lá thuốc. Bà cho biết: “Với mỗi loại lá, đặc biệt là lá cây cỏ xước trước khi ngắt phải luôn luôn khấn thần dược và đi thành vòng tròn 3 lần bởi theo bà đây không phải là lễ nghi mê tín, mà chỉ biết từ đời cụ đến đời cha thân sinh ra chồng bà đều không quên phép tắc này trước khi ngắt lá. Nó giống như bí quyết gia truyền trong nghề lang của gia đình bà vậy. Vì thế nếu có ai đó muốn tự kiếm lá để điều trị mà không biết được bí quyết ấy thì dù có đắp bao nhiêu bệnh cũng không thể khỏi được”. Ngoài thời gian điều trị  bà còn kết hợp với việc thực hành cho bệnh nhân qua những bài tập xoa bóp để điều chỉnh hệ thống các đốt xương, mô, hay sụn khớp... cũng như các bài tập dưỡng sinh kinh lạc thao để phục vụ bệnh nhân. Đặc biệt bà không bao giờ quên việc căn dặn bệnh nhân kỹ càng trước khi họ sử dụng thuốc hoặc luyện tập dưỡng khí. Ông Nguyễn Văn Hoan, Bí thư chi bộ thôn Tiền Đình cho biết: “Bà Mai có bài thuốc chữa xương khớp gia truyền nhiều đời ở vùng này. Bài thuốc của bà đã giúp nhiều người khỏi bệnh. Bà cũng là người am hiểu nhiều cây thảo dược quý hiếm, có nhiều đóng góp cho phong trào của địa phương”. Để tìm hiểu thêm về bài thuốc chữa các bệnh liên quan tới xương khớp của bà lang Mai, độc giả liên lạc theo số máy: 01666313854 / 0988005217 Hồng Liên