50 người giàu nhất Hàn Quốc: Tài sản giảm 17% vì chiến tranh thương mại
Sau năm 2018 bùng nổ với 45 tỉ phú mới, 2019 là một năm ảm đạm với những người giàu nhất Hàn Quốc khi khối tài sản của 37 thành viên trong danh sách đều sụt giảm.
Bị mắc kẹt giữa chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, lượng hàng hóa bán ra nước ngoài của Hàn Quốc, một quốc gia trước giờ phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, nay bị giảm sâu. Điều này khiến chỉ số chứng khoán Hàn Quốc KOSPI giảm gần 14% và làm cho đồng won mất giá.

Top 10 người giàu nhất Hàn Quốc năm 2019. Ảnh: Forbes.com
Môi trường kinh doanh bất ổn khiến tổng cộng 37 thành viên trong danh sách phải chịu thiệt. Tổng giá trị tài sản của 50 người giàu nhất Hàn Quốc năm nay giảm 17%, từ 132 tỉ USD năm 2018 xuống còn 110 tỉ USD. Ngưỡng giá trị tài sản tối thiểu cần để trở thành một thành viên trong danh sách cũng giảm từ 880 triệu USD năm ngoái xuống còn 855 triệu USD năm nay.
Tình trạng tồi tệ của ngành sản xuất bán dẫn, trước giờ vẫn chiếm khoảng 1/5 lượng hàng xuất khẩu của Hàn Quốc, đã khiến ba tên tuổi lớn trong danh sách phải chịu thiệt: chủ tịch Samsung Electronics Lee Kun Hee và con trai là ông Jay Y.Lee lần lượt mất đi 3,8 tỉ USD và 1,8 tỉ USD khi cổ phiếu Samsung mất giá 13%.
Chủ tịch của SK Group Chae Tae Won cũng phải chứng kiến khối tài sản của mình giảm đi 40% xuống còn 2,8 tỉ USD.
Tuy vậy tỉ phú chịu thiệt nhiều nhất lại là ông Suh Kyung Bae, chủ tịch của tập đoàn mỹ phẩm lớn nhất Hàn Quốc Amorepacific. Doanh thu suy giảm mạnh tại thị trường Trung Quốc đã khiến giá trị tài sản của ông mất hơn một nửa, xuống còn 3,5 tỉ USD, đẩy vị tỉ phú này xuống vị trí thứ sáu trong danh sách.
Tài phiệt ngành dược Seo Jung Jin, người năm ngoái có sự bứt phá lớn nhất, năm nay lại mất đi 1/3 giá trị tài sản và chỉ còn sở hữu 7,4 tỉ USD. Nguyên nhân nằm ở việc công ty dược Celltrion của ông chuyển lợi nhuận đạt được sang làm chi phí để phát triển các loại thuốc mới. Tuy vậy vị tỉ phú này vẫn giữ nguyên vị trí thứ hai trong danh sách 50 người giàu nhất Hàn Quốc năm 2019.
Đi ngược lại với xu hướng chung là ông Park Yeon Cha - chủ tịch của công ty sản xuất giày Taekwang. Lượng cầu toàn cầu dành cho giày thể thao Nike và chi phí sản xuất thấp nhờ tận dụng các nhà máy tại Việt Nam đã giúp doanh nghiệp của ông Park đạt doanh thu cao kỷ lục và tăng 20% lợi nhuận ròng.

Ông Suh Kyung Bae, chủ tịch của tập đoàn mỹ phẩm lớn nhất Hàn Quốc Amorepacific, đã mất đi 1/2 giá trị tài sản trong năm vừa qua. Ảnh: Kim Jae Hyun/Forbes Asia.
Ông Kim Taek Jin, một cái tên của ngành trò chơi trực tuyến, đã nhảy từ vị trí 24 lên 18 trong danh sách nhờ trò chơi gây tiếng vang Lineage M. Ra mắt tháng 6.2017, Lineage M đã thu về 1,7 tỉ USD doanh thu và trở thành trò chơi được yêu thích hàng đầu trên kho ứng dụng của Google, đồng thời đẩy cổ phiếu của NCSoft tăng thêm 1/3.
Danh sách năm nay cũng ghi nhận ba cái tên mới: Đầu tiên là ông Kim Sang Yeol, người sáng lập và chủ tịch của công ty xây dựng Hoban. Trong năm nay Hoban đã sáp nhập với một công ty con, tăng hơn gấp đôi số lượng tài sản ròng và dự định sẽ thực hiện niêm yết lần đầu ra công chúng (IPO).
Hai cái tên còn lại là ông Kim Jung Woong của công ty mỹ phẩm GP Club và ông Chang Byung Gyu, chủ nhân của Krafton - công ty game được "ông lớn" công nghệ Trung Quốc Tencent định giá lên tới 5 tỉ USD.
Chủ tịch và giám đốc điều hành LG Koo Kwang Mo đã quay trở lại danh sách những người giàu nhất Hàn Quốc sau khi thụ hưởng cổ phần của cha ông là ông Koo Bon Moo, người vừa qua đời tháng 5 rồi. Ông Koo hiện là chủ tịch trẻ tuổi nhất trong số năm chaebol (tài phiệt) hàng đầu Hàn Quốc.
Trong số những người không lọt vào danh sách năm nay, đáng kể có cái tên Kenny Park của Simone Accessory. Năm 2018, ông Park đã ghi tên vào danh sách tỉ phú, tuy vậy năm nay lợi nhuận công ty sản xuất túi xách của ông đã giảm phân nửa vì doanh thu suy sút tại thị trường Trung Quốc và Việt Nam.
Forbes
Theo: Forbesvietnam.com.vn
Tin liên quan
-
Lời giải cho những DN chậm chuyển đổi số: Hãy lợi dụng tri thức đám đông!
Một nhà trị liệu cảnh báo đây chính là sai lầm lớn nhất mà người có trí tuệ cảm xúc thấp thường mắc
Tiến sĩ Cấn Văn Lực: Tăng trưởng tín dụng 2019 ước khoảng 13%
Techfest Vietnam 2019: Chính thức bàn đến những thất bại trong khởi nghiệp
3 Bộ lên tiếng tìm cách gỡ 'bài toán' condotel
Nên đọc
-
1/
Ca sĩ Thái Thùy Linh trở nên giàu có sau một thập kỷ làm thiện nguyện
-
2/
Bloomberg: Cổ phiếu Việt Nam ngày càng rẻ, nhưng không dễ mua!
-
3/
Giải golf tranh Cup Doanh nghiệp & Hội nhập phía Nam: Sức lan tỏa từ lần đầu "Đi đánh xứ người"
-
4/
Kinh tế ban đêm: "Cửa sáng" cho ngành dịch vụ
-
5/
Để doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách về bảo hiểm
-
6/
Công ty CP Đầu tư và Phát triển địa ốc Core Land: Diễn tiếp các chiêu trò mới
-
7/
Tàn khốc vay 8 triệu đồng trả 200 triệu đồng còn nợ 100 triệu đồng, cô gái quyết tự tử
-
8/
TS Nguyễn Sỹ Dũng: Quy định pháp luật xung đột khiến doanh nghiệp rơi vào mớ bòng bong
-
9/
Hà Nội: Hỗ trợ hơn 300 tỷ đồng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp
-
10/
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Trường Tiền - Lê Khánh Trình: Hạt giống Việt sẽ nảy mầm trên đất Tây Phi
-
11/
Trung tâm quỹ đất quận Nam Từ Liêm: “phớt lờ” chỉ đạo cấp trên hay vô cảm với quyền lợi DN
-
12/
Giải pháp liên kết thúc đẩy hành động vì hàng Việt
-
13/
ĐBQH Trần Văn Lâm: Tránh góc nhìn “thiên kiến” về doanh nghiệp tư nhân