5.400 tấn hải sản tắc đường xuất ngoại vì thủ tục của Bộ Nông nghiệp

00:00 12/10/2020

Hiện có khoảng 5.400 tấn hải sản đang ứ đọng chỉ vì nhiều cảng cá không được Bộ NN-PTNT duyệt có đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản khai thác.

Tại buổi kiểm tra của Tổ công tác của Thủ tướng về các quy định đang gây khó khăn, vướng mắc đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp hôm nay, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) nêu khó khăn của DN từ quy định về công bố cảng cá chỉ định xác nhận thủy sản có nguồn gốc từ khai thác.

5.400 tấn hải sản tắc đường xuất ngoại vì thủ tục của Bộ Nông nghiệp

 Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản

Tự mình đặt khó khăn cho mình

Ông Nam cho biết, hiện có khoảng 5.400 tấn nguyên liệu hải sản khai thác đang ứ đọng khi nhiều cảng cá không được Bộ NN-PTNT chỉ định là có đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản khai thác.

Nghe vậy Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng đề nghị Bộ NN-PTNT rút kinh nghiệm về việc thông tư 21 về công bố cảng cá chỉ định xác nhận thủy sản có nguồn gốc từ khai thác ban hành ra nhưng không có thời gian chuyển tiếp.

"Chính điều này khiến cho cho các DN tồn đọng 5.400 tấn cá thời gian qua. Lẽ ra số cá này đã làm thủ tục xuất khẩu ra các nước rồi, nhưng vì những quy định như vậy nên không xuất khẩu được", Chủ nhiệm VPCP lưu ý đó chỉ có thủ tục xác nhận, là rào cản không cần thiết.

Theo ông, tàu đánh ở đại dương thì vào một cảng bất kỳ nào làm thủ tục xác nhận để lấy nguyên liệu chế biến phục vụ xuất khẩu đều được.

"Quy định như thông tư 21 tự mình đặt khó khăn cho mình", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.

5.400 tấn hải sản tắc đường xuất ngoại vì thủ tục của Bộ Nông nghiệp

Bà Nguyễn Thị Kim Anh, vụ trưởng vụ Pháp chế Bộ NN-PTNT

Giải trình về việc này, bà Nguyễn Thị Kim Anh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ NN-PTNT cho hay, tính đến 25/3, các địa phương báo cáo 83 cảng cá đang hoạt động. Tổng lượng hàng hóa thủy sản qua cảng khoảng 1,8 triệu tấn/năm, đáp ứng khoảng 9.300 lượt tàu cá/ngày.

Đến nay, Bộ mới công bố 47 cảng đủ điều kiện theo thông tư 21. Ngày 24/4, Bộ sẽ tiếp tục công bố các cảng còn lại để các tàu cá khi nhập cá về cảng được xác định là hàng lưu cảng.

Bà Nguyễn Thị Kim Anh giải thích thêm, nếu để địa phương làm rất chậm, trong khi yêu cầu gỡ thẻ vàng của EU rất gấp, nên bộ đã phải công bố 47 cảng loại 2 đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu xuất nhập khẩu.

Những cảng còn lại, Bộ đang đề nghị địa phương gửi thông tin nhanh nhất để làm thủ tục công nhận.

Thứ trưởng NN-PTNT Hà Công Tuấn thông tin thêm, tất cả thủy sản nhập vào Việt Nam phải có chứng nhận nguồn gốc. Nhưng muốn gỡ thẻ vàng phải cải tiến, bảo đảm công bằng kể cả nhân dân đánh bắt ngoài khơi về hiện cũng phải khai báo.

Phía EU cũng rất quan tâm vấn đề này, quy định phải có chứng nhận nguồn gốc đã sửa nhiều lần, thay vì phải có giấy kiểm dịch nước ngoài đã sửa lại chỉ cần xác nhận chủ tàu, giờ sửa tiếp chỉ cần DN nhập khẩu khai báo thông tin.

Tôi rất buồn vì quy định về muối i-ốt

Một vướng mắc khác cũng liên quan tới thủy sản, tại thông tư 36/2018 của Bộ NN-PTNT. Theo đó, các lô hàng nguyên liệu thủy sản nhập khẩu từ các cảng trung chuyển về Việt Nam phải nộp bản sao giấy xác nhận do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia nơi có cảng trung chuyển cấp.

Quy định này được cho là không cần thiết, không khả thi nhưng đang gây ách tắc cho nhiều container hàng thủy sản.

Ngay sau đó, Bộ NN&PTNT cam kết sẽ bỏ yêu cầu bản sao giấy xác nhận trong thông tư 36.

5.400 tấn hải sản tắc đường xuất ngoại vì thủ tục của Bộ Nông nghiệp

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng

Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng lưu ý, nhiều thủ tục, quy định rất cần thiết về lý thuyết, nhưng cần xem xét trên thực tế có cần không.

Ngoài ra, ông cũng nhắc Bộ Y tế cần chú ý khẩn trương sửa đổi quy định về sử dụng muối i-ốt trong chế biến thực phẩm tại nghị định 09/2016. 

Bày tỏ rất buồn vì quy định về muối i-ốt, từ năm 2016 tới nay mà chưa sửa xong, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh: "Việc này, Tổ công tác đã làm việc với Bộ, Chính phủ đã ban hành nghị quyết yêu cầu sửa đổi. Ba năm mà vẫn chưa làm xong là rất chậm, cần khẩn trương xử lý dứt điểm, thể hiện bằng hành động cụ thể, thể chế hóa, chứ không phải cứ “tiếp tục, đang tiến hành”.

Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên nhấn mạnh: “Quá nhiều thủ tục, thủ tục gắn với lợi ....

Thu Hằng